Bom thực phẩm nhiễm chì: Xem xét trách nhiệm của cơ quan ‘gác cổng’

0
1410
image_printIn bài viết

Theo bà Phan Thị Diệp Thu, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến quản lý nhà nước cần được trả lời. Chúng ta hô hào phải chống thực phẩm bẩn, nhưng vai trò của cơ quan quản lý đang thực thi điều đó đến đâu?

Theo quy định của luật An toàn thực phẩm (ATTP), các lô hàng nhập khẩu nếu thuộc danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai… thì được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế quản lý.
Theo đó, khi doanh nghiệp (DN) nhập khẩu những lô hàng thuộc các mặt hàng trên, phải đăng ký bản công bố hợp quy với Bộ Y tế, được các cơ quan chuyên môn của bộ này kiểm nghiệm mẫu, cấp thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu. Sau đó, DN trình thông báo này cho cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu, lúc đó sản phẩm mới được đưa về nhà máy chế biến sản xuất.

Bom thực phẩm nhiễm chì: Xem xét trách nhiệm của cơ quan 'gác cổng' - ảnh 1
Cách phân chia trách nhiệm chồng chéo của luật ATTP khiến mỗi cơ sở sản xuất thực phẩm chịu sự kiểm soát của ít nhất 5 cơ quan. Chính sự phân công chồng chéo nên không cơ quan nào chịu trách nhiệm cả hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
Bom thực phẩm nhiễm chì: Xem xét trách nhiệm của cơ quan 'gác cổng' - ảnh 2
Ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản
Quy trình khá chặt chẽ như vậy, song hàng loạt các nguyên liệu thuộc chất cấm, chất hạn chế sử dụng trong thực phẩm, kim loại nặng độc hại vẫn tràn lan trên thị trường. Nhưng khi có sự cố xảy ra, trách nhiệm của cơ quan “gác cổng” hầu như không được đề cập tới.
Cấp phép nhưng vô can?
Giữa tháng 8 vừa qua, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho phép nhập khẩu chất cấm salbutamol với mục đích dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị giãn phế quản, hen suyễn, sau gần 9 tháng tạm dừng. Lý do tạm dừng vì salbutamol vốn được thế giới khuyến cáo cấm sử dụng trong chăn nuôi, nhưng ở VN chỉ trong hai năm 2014 – 2015 có tới hơn 6/9 tấn salbutamol được bán trôi nổi ra thị trường làm chất tạo nạc trong chăn nuôi. Việc để lượng hàng độc nhập và sử dụng sai mục đích cao gấp đôi nhu cầu, trách nhiệm thuộc về Bộ Y tế nhưng trách nhiệm của bộ này như thế nào thì hầu như không được nói đến.
Tương tự, đã hơn 4 tháng kể từ ngày hai sản phẩm nước giải khát của URC bị phát hiện nhiễm chì nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng được khui ra. Theo thừa nhận của đại diện DN này thì họ đã nhập nguyên liệu để sản xuất hơn 40.000 thùng hàng nhiễm chì đó là từ Trung Quốc và một số thị trường khác. Với nhu cầu tiêu thụ trung bình 40 – 50 tấn mỗi tháng, cho đến ngày bị phát hiện, ước tính số nguyên liệu nhiễm chì DN đã sử dụng hàng chục đến hàng trăm ngàn tấn. Cơ quan cấp phép cho hàng nghìn tấn nguyên liệu này được nhập vào VN là Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, cũng thuộc Bộ Y tế quản lý. Nhưng ngoài chuyện thu hồi, xử phạt thì trách nhiệm của cơ quan kiểm nghiệm và cấp phép cho số nguyên liệu độc này vào VN, trách nhiệm của cơ quan cấp phép công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn lưu hành cũng không được nói tới.
Theo ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản (Bộ NN-PTNT): “Cách phân chia trách nhiệm chồng chéo của luật ATTP khiến mỗi cơ sở sản xuất thực phẩm chịu sự kiểm soát của ít nhất 5 cơ quan. Chính sự phân công chồng chéo nên không cơ quan nào chịu trách nhiệm cả hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau”.
GS-TS Nguyễn Lân Dũng, đại biểu Quốc hội, phân tích: Những nguyên liệu nhiễm các kim loại nặng như thủy ngân, thạch tín, chì, phenol, cyanua… rất dễ phát hiện ngay bằng phương pháp kiểm định đơn giản. Thế nên, nếu “vin” vào lý do máy móc kiểm định thô sơ lạc hậu nên không phát hiện ra là cách giải thích ngụy biện và không thuyết phục được. Lỗi vẫn thuộc cơ quan quản lý đã không làm tròn trách nhiệm của mình.
Tăng xử lý hình sự
TS Nguyễn Văn Ngãi, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nhận định các mối nguy về ATTP có thể được đưa vào bất kỳ giai đoạn nào của dây chuyền cung ứng thực phẩm. Vì vậy, cần phải kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào lẫn đầu ra. Nếu chỉ trông chờ vào việc kiểm soát đầu vào ở các cửa khẩu, khả năng lọt lưới rất cao, nhất là việc nhập khẩu theo đường tiểu ngạch của VN khá lớn. “Đối với tất cả đơn vị sản xuất thực phẩm, nước uống phải báo cáo chi tiết tất cả nguyên liệu đầu vào để sử dụng trong quá trình sản xuất.

Theo bà Phan Thị Diệp Thu, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến quản lý nhà nước cần được trả lời. Cụ thể, chúng ta hô hào phải chống thực phẩm bẩn, nhưng vai trò của cơ quan quản lý đang thực thi điều đó đến đâu? Nhận trách nhiệm cho những vụ việc đã xảy ra thế nào? Đã có báo cáo nào và người đứng đầu các cơ quan này nhận lãnh trách nhiệm với người tiêu dùng chưa?… “Cơ quan quản lý phải dũng cảm nhận trách nhiệm của mình thì việc quản lý ATTP mới có hiệu quả và mới lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng”, bà Thu nói.
Dựa trên báo cáo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm tra bất kỳ lúc nào để xem xét liệu DN có đảm bảo đúng theo công bố và các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra ngẫu nhiên về thành phẩm mà các DN chuẩn bị đưa ra lưu thông trên thị trường. Nếu phát hiện sản phẩm không đủ tiêu chuẩn thì ngoài việc dừng sản xuất và lưu hành còn phải xử phạt mạnh tay hơn. Đặc biệt, nếu công ty sản xuất có sử dụng các hóa chất bị cấm, hoặc sử dụng tỷ lệ vượt mức cho phép thì cần mạnh tay áp dụng ngay luật Hình sự. Bởi thực phẩm độc hại gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cộng đồng. Nếu chỉ dùng công cụ phạt hành chính hay chỉ đình chỉ sản xuất thì không đủ tác dụng để ngăn ngừa hay răn đe”, TS Ngãi nêu quan điểm.
Bà Phan Thị Diệp Thu, Chủ tịch Hiệp hội Tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của đơn vị cho “tuồn” nguyên liệu độc vào gây nguy hại cho người tiêu dùng. “Chúng ta hay bàn cách phát huy vai trò của người dân, DN trong phòng chống thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn. Tuy nhiên, chúng ta chưa đề cập đến tính minh bạch, có trách nhiệm của các cơ quan quản lý để cho những sản phẩm không an toàn, độc hại ung dung len lỏi vào bữa cơm của mỗi gia đình”, bà Thu nói.
Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Văn Ngãi nhấn mạnh để xử lý được vấn nạn thực phẩm bẩn kinh hãi như hiện nay, vai trò của nhà nước là không thể thiếu. “Chúng ta không thể để cho DN tự ý thức được vì họ chỉ chạy theo lợi nhuận. Cũng không thể để người tiêu dùng tự bảo vệ được vì họ không đủ chuyên môn. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng chỉ bày tỏ thái độ của mình như tẩy chay các sản phẩm độc hại nếu có sự công bố của cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian qua, vẫn còn nhiều vụ vi phạm cho thấy các cơ quan quản lý có liên quan chưa làm tròn trách nhiệm và hoạt động kiểm tra giám sát hay xử phạt chưa đủ mạnh. Bởi chỉ cần kiểm tra và công bố thông tin là sản phẩm đó có sử dụng chất cấm, chất độc hại là các nhà sản xuất sẽ bị tẩy chay và chắc chắn các DN sẽ phải thay đổi và tuân thủ đúng quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm”, TS Ngãi phân tích.

Nguyên Nga – Mai Phương 

Theo nguồn http://thanhnien.vn/