LỢN CHẾT SAU 15 NGÀY ĂN CHẤT TẠO NẠC GÂY UNG THƯ, NGƯỜI ĂN… CHẾT MÒN

0
1962
image_printIn bài viết

Theo tiến sĩ Thịnh, khi cho lợn sử dụng chất này trong 15 ngày thì chủ chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng, nếu không lợn ăn phải chất đó có thể tử vong. Vậy người ăn có… chết mòn?

Mới đây, Cục Quản lý Dược đã có Công văn số 21590/QLD-KD ngày 20/11/2015 thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các Sở Y tế, Tổng cục hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol. Theo đó, nguyên liệu Salbutamol (chất tạo nạc sử dụng trong chăn nuôi) được phát hiện là một trong ba chất thuộc nhóm B-agonist, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Trước đó, cơ quan chức năng cũng từng phát hiện số lượng lớn chất tạo nạc tại các cơ sở sản xuất thuốc thú y, khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Đặc biệt, thịt lợn là loại thực phẩm được tiêu thụ với số lượng nhiều nhất hiện nay.

Thịt lợn có lượng tiêu thụ cực lớn, nhưng ngày càng độc hại.

Vậy tác hại của chất tạo nạc trong thịt lợn ảnh hưởng lớn như nào đến sức khỏe con người khi dùng lâu dài, và làm sao để phòng tránh?

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết: Salbutamol là chất tạo nạc đã bị Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay. Theo đó, người chăn nuôi thường pha chất này cho lợn ăn trong khoảng 1-2 tháng hoặc nửa tháng. Nhưng thường khi cho lợn sử dụng được 15 ngày thì chủ chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng gấp. Nếu không con lợn ăn phải chất đó có thể sẽ chết.

Vì vậy khi ăn phải thịt lợn có chứa chất tạo nạc, người ăn có thể bị tồn đọng các chất độc hại đó trong cơ thể. Triệu chứng bao gồm nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa, bởi chất tạo nạc chủ yếu gây độc cho nội tạng bên trong cơ thể như gan… Trong một chừng mực nhất định khi tích lũy chất này, người tiêu dùng có thể phát sinh ung thư.

Ăn nhiều thịt lợn tạo nạc có thể bị nhức đầu, run tay chân…

Ông Thịnh bày tỏ thêm: “Đừng nên lên án người chăn nuôi đi theo lợi nhuận, có người bán thì mới có người mua, phải đặt câu hỏi vì sao chất đó vẫn còn tồn tại? Các cơ quan chức năng cũng cần quản lý từ đầu vào cho đến đầu ra thì mới ngăn chặn được, bởi những chất đó nông dân không làm ra được mà chủ yếu là từ những nhà công nghiệp”.

Cách nhận biết thịt lợn chứa chất tạo nạc

Để nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc, PSG.TS. Nguyễn Duy Thịnh đưa ra lời khuyên cho người tiêu dùng như sau:

– Thứ nhất, chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường sáng và khô. Tiếp đó, người tiêu dùng nên tránh mua thịt lợn có màu xanh nhạt, hơi thâm hoặc màu đen, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn không để lại vết lõm, dính.

Thịt lợn bình thường có lớp mỡ dày từ 1,5 – 2cm.

– Ngoài ra, có thể phân biệt bằng mùi, đó là thịt không có mùi lạ, mùi ôi thiu hoặc mùi thuốc kháng sinh.

– Bên cạnh đó, thịt lợn sử dụng chất tạo nạc có lớp mỡ mỏng (dưới 1 cm), da căng, mỏng bất thường, màu đỏ đậm như màu thịt bò. Lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5-2 cm. Thịt lợn chứa chất tạo nạc khi thái miếng thịt mềm không đứng vững được, phần liên kết giữa phần thịt nạc và phần mỡ tách rời nhau, có dịch vàng rỉ ra, và nhất là khi ăn phải có cảm giác thịt khô xác, không có vị ngậy thơm của thịt.

Ông Thịnh cũng đưa ra lời khuyên người tiêu dùng cần chủ động phòng tránh, khi mua thức ăn cũng cần kiểm tra, quan sát kỹ càng.

Theo nguồn http://kenhphunu.com