Nhãn, mã vạch thực phẩm “giăng bẫy” người tiêu dùng

0
1886
image_printIn bài viết

Theo các chuyên gia, việc ghi nhãn thực phẩm hiện nay giống như ma trận khiến người tiêu dùng chẳng biết đằng nào mà lần.

Sản phẩm có nhãn mác, bao bì nào cũng có thông số nhận diện thật giả, nhưng không phải ai cũng biết cách tiếp nhận.

Xúc xích bò… không có bò

Thông tin phát hiện nhiều mẫu sản phẩm giả bò do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia vừa công bố khiến người tiêu dùng không khỏi bức xúc. Ngoài nhiều mẫu thịt bò tươi bị làm giả, cơ quan chức năng còn phát hiện 8/23 mẫu xúc xích bò nhưng… không có thịt bò; 15/23 mẫu có thịt bò, song hàm lượng ở mức thấp. Những mẫu xúc xích này có nhãn mác đầy đủ, được cấp phép sản xuất và công bố chất lượng.

Phóng viên báo Phụ Nữ ghi nhận, nhiều mặt hàng xúc xích trên thị trườ ng được dán nhãn một cách mù mờ. Người tiêu dùng khó biết được lượng thịt là bao nhiêu bên cạnh rất nhiều nguyên liệu, phụ gia như: tinh bột, đường, hương vị tổng hợp, chất điều vị, chất bảo quản… Sản phẩm xúc xích heo tiệt trùng của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam ghi chứa thịt gà, thịt heo, mỡ heo nhưng không nêu cụ thể hàm lượng của các thành phần này. Xúc xích bò tiệt trùng của Công ty TNHH Thực phẩm Hiến Thành cũng chỉ ghi chung chung “thịt bò, mỡ lợn” trong thành phần…

Nhan, ma vach thuc pham “giang bay” nguoi tieu dung
Việc ghi nhãn thực phẩm hiện nay giống như ma trận khiến người tiêu dùng chẳng biết đằng nào mà lần. Sản phẩm có nhãn mác, bao bì nào cũng có thông số nhận diện thật giả, nhưng không phải người mua nào cũng biết cách tiếp nhận.

Việc ghi nhãn hàng hóa hiện nay khiến người tiêu dùng như đi vào “mê cung”. Nhìn và  nhãn mác, ngay cả trong trường hợp thành phần sản xuất đúng như công bố, cũng khó có thể hình dung “sự liên quan” với tên gọi của sản phẩm. Hầu hết các loại nước uống được quảng cáo là nước uống từ thiên nhiên, nước ép hoa quả… chỉ có hàm lượng hoa quả từ 10-15%, còn lại là nước tinh khiết, các chất tạo ngọt, hương vị tổng hợp và các loại hóa chất điều vị…

Tương tự, mặt hàng bột nêm được quảng cáo chiết xuất từ xương và thịt, nhưng nhiều bà nội trợ “té ngửa” khi phát hiện tỷ lệ xương, thịt thực trong sản phẩm này. Cụ thể, sản phẩm hạt nêm bổ sung xương tủy hiệu Miwon chỉ có 0,5% bột thịt và bột xương, tủy.

Chống giả vẫn bị làm giả

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất bột ngọt cho biết, nhãn mác, bao bì của doanh nghiệp này từng bị làm giả khi các cơ sở gian dối nhập bột ngọt Trung Quốc về đóng vào các loại bao bì nhái. Những bao bì này vẫn có mã vạch, người mua dùng các biện pháp kiểm tra vẫn thấ y thông tin sản phẩm vì mã vạch cũng đã bị nhái, bị giả. Một mã vạch, tem nhãn có thể được các đối tượng làm giả, làm nhái nhiều lần.

Theo ông Nguyễn Thành Danh, Phó chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương, đa phần các biện pháp chống giả bằng tem nhãn, in chìm, in nổi trên bao bì hiện nay đều có thể bị làm giả, làm nhái. Trong khi đó, việc thừa nhận sản phẩm, đặc biệt là tem nhãn sản phẩm của mình bị làm giả đối với doanh nghiệp là con dao hai lưỡi.

Doanh nghiệp lo sợ người tiêu dùng khi biết cùng một loại sản phẩm mà có nhiều nhà sản xuất, họ sẽ tránh mua hà ng của những doanh nghiệp thừa nhận mình bị làm giả. Ông Danh chia sẻ, bao nhiêu năm là m việ c trong lĩnh vực chống buôn bán hàng gian, hàng giả, ông chỉ thấy một doanh nghiệp mỹ phẩm dám công khai thông báo với người tiêu dùng là sản phẩm của mình đang bị làm giả, đồng thời công bố mẫu tem chống giả mới… Thông thường, những kẻ buôn gian bán lận phải mất một – hai năm mới có thể nhái được những loại tem nhãn chống giả này.

Lỗ hổng quản lý

Về trường hợp “xúc xích bò… không có bò”, ông Nguyễn Hùng Long – Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay: “Thịt bò không phải thịt bò là hành vi gian lận thương mại. Nếu phát hiện, chúng tôi sẽ phối hợp xử lý”. Tuy nhiên, đị nh lượ ng bao nhiêu phần trăm thịt bò mới được gọi là “xúc xích bò”, bao nhiêu xương, thịt mới được xem là bột nêm “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, ông Long cho hay, hiện không có quy định.

Các sản phẩm chỉ sai phạm trong trường hợp không có thành phần chính như tên gọi của sản phẩm, còn hàm lượng cụ thể, dù chỉ chiếm 1 – 2% cũng không vi phạm. Ông Nguyễn Hùng Long thừa nhận: “Cái tên không phản ánh hết tất cả vì tên do người ta đặt ra”.

Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội bức xúc: “Người tiêu dùng chẳng biết đằng nào mà lần. Các sản phẩm dán nhãn “lởm khởm”, thậm chí không có nhãn mác. Việc ghi nhãn của nhiều sản phẩm hiện nay chẳng khác nào “treo đầu dê, bán thịt chó”.

Trong khi đó, việc quản lý xuất xứ hàng hóa hiện nay của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo”. Theo ông Phú, việc dán nhãn sản phẩm phải được quản lý, giám sát từ khâu sản xuất. Với các trường hợp vi phạm, cần xử lý nghiêm thay vì xử lý hành chính có phần “nhẹ tay” như quy định hiện hành.

 
Nhiều người vẫn tin vào cách đọc mã vạch trên sản phẩm để biết nguồn gốc sản phẩm

Luật sư Triệu Trung Dũng – Văn phòng luật sư Triệu Dũng và cộng sự cho biết, Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về việc dán nhãn, trong đó, khoản 2, điều 18 nêu rõ: “Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng”. Tuy nhiên, việc quy định % hàm lượng sản phẩm như tên gọi không thể hiện chi tiết trong nghị định này.

Theo LS Dũng, để biết sản phẩm có đảm bảo chất lượng, cần đối chiếu theo bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm Việt Nam do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) công bố.

Đơn cử, theo bảng thành phần dinh dưỡng, hàm lượng protein trong xúc xích bò phải đạt 27,2g/100g thực phẩm. Trong khi đó, nhiều mặt hàng xúc xích chỉ công bố hàm lượng protein >= 11%. Cũng theo luật sư Triệu Trung Dũng, nhiều sản phẩm hiện nay chưa có quy chuẩn để đánh giá.

Thư Hùng – Huyền Anh

Theo nguồn