Muối và mối nguy hại không ngờ đối với nội tạng

0
5327
image_printIn bài viết

(VietQ.vn) – Ăn nhiều muối không chỉ gây bất lợi cho thận, tim và não bộ mà còn gây hại cho gan thậm chí tăng nguy cơ đột qu và ung thư dạ dày.

Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể. Ảnh minh họa

Ăn nhiều muối sẽ làm bạn với nhiều bệnh

VTC News cho biết, lượng muối đưa vào cơ thể ở mức vừa phải sẽ không là “thách thức” với gan và thận. Tuy nhiên, đối với những người có thói quen ăn mặn thì hoạt động của gan, đặc biệt là thận, cần hết sức “dè chừng”.

Theo chuyên gia y tế, 95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua gan và thận “xử lý”. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan và thận. Việc ăn nhiều muối còn tăng nguy cơ đột quỵ và một số vấn đề tim mạch khác có thể tăng đáng kể.

Cơ thể của bạn cần nước để hòa tan muối, do đó khi sử dụng quá nhiều muối, cơ thể của bạn sẽ giữ nước nhiều hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến lượng máu trong cơ thể và trong thời gian dài, huyết áp có thể tăng.

Ngoài ra, trong muối có thành phần nitrat là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, thức ăn mặn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, nguy cơ bị viêm loét dạ dày cũng tăng lên.

Đặc biệt, ăn quá mặn sẽ gây tích tụ chất lỏng ở tay và bàn chân, gây sưng phù hơn so hơn bình thường. Hiện tượng phù nề rất có hại với những người bị bệnh thận hoặc huyết áp cao.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Georgia Regents tại Augusta (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ nhiều muối khiến trẻ thừa cân có dấu hiệu lão hóa tế bào nhanh hơn và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Cách thực hiện các chế độ ăn giảm độ mặn thích hợp

Sức Khỏe &Đời sống dẫn thông tin từ những nghiên cứu khoa học trước đó, chế độ ăn quá nhiều muối hay quá ít muối đều có tác hại như nhau. Trong thực tế, lượng muối sẵn có trong nhiều loại thức ăn và đồ uống, bạn nên thực hiện các chế độ ăn giảm độ mặn thích hợp.

Trước tiên, bạn nên giảm bớt gia vị mặn trong các bữa ăn hàng ngày. Bình thường, chúng ta ăn 4.000 – 6.000mg natri, tương đương với 15g muối. Vậy nên giảm xuống còn 6-10g, giống với chế độ muối dành cho người cao huyết áp.

Giảm lượng gia vị mặn không chỉ có muối mà phải giảm đồng bộ từ nước mắm, xốt tương hột, muối tiêu, bột canh… Đồng thời cũng hạn chế các thức ăn mặn như tương, cháo, mắm các loại, dưa cà muối, trứng muối, cá khô và các thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả. Bằng cách này, bạn có thể giảm 3 – 5g muối/ngày.

Điều quan trọng nữa là trong quá trình nấu, bạn nêm gia vị cho món ăn vừa đủ để làm sao khi ăn không cần chấm mắm hoặc muối. Không nên để đĩa muối hoặc bát mắm trên bàn ăn khi chẳng có món nào cần phải chấm, như vậy sẽ làm giảm thói quen ăn mặn của bạn.

Đối với trẻ nhỏ, nên tập cho chúng cách rưới nước chấm, nước xốt khi ăn cơm. Đó cũng là thói quan ảnh hưởng lớn đến việc ăn mặn hay nhạt của trẻ sau này.

Các món xào nấu, càng hạn chế dùng muối càng tốt. Loại đồ ăn nào đã chứa muối thì không cần thiết thêm gia vị mặn nữa.

An Dương (Tổng hợp)

Theo nguồn http://vietq.vn/