Quy chế làm việc của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang

0
4171
image_printIn bài viết

https://antoanthucpham.angiang.gov.vn/wp-content/uploads/2017/06/quy-che-hoat-dong-cua-chi-cuc-ATVSTP-2020_14-8-2020_HC.pdf

QUY CHẾ
Làm việc của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 348/QĐ-CCATVSTP ngày 14/8/2020
của Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định nguyên tắc làm việc, quan hệ phối hợp giải quyết công
việc và trình tự giải quyết công việc của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc
Sở Y tế (sau đây gọi tắt là Chi cục).
2. Tất cả công chức, nhân viên các phòng và các tổ chức, cá nhân có quan hệ làm
việc với Chi cục chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
3. Tuỳ theo tình hình thực tế, Quy chế này sẽ có sự điều chỉnh phù hợp theo các
nhiệm vụ cụ thể. Nhưng vấn đề khác không được đề câp đến ở quy chế này thì thực hiện
theo các văn bản pháp luât hiện hành.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc
1. Chi cục làm việc theo nguyên tắc tâp trung dân chủ, chế độ thủ trưởng. Mọi
hoạt động của Chi cục đều phải tuân thủ quy định của pháp luât và Quy chế này. Công
chức, nhân viên thuộc Chi cục phải xử lý, giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm
và thẩm quyền, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, thông suốt trong việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị của Chi cục và chỉ đạo, điều hành của Chi cục trưởng.
2. Đề cao trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, ý thức tự giác, sự phối
hợp chặt chẽ trong công việc của từng cá nhân, từng phòng để hoàn thành nhiệm vụ
chung; tuân thủ trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp
luât, quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác và sự chỉ đạo của Chi cục trưởng.
3. Công chức, nhân viên thuộc Chi cục phải chấp hành nghiêm kỷ luât hành chính,
kỷ luât lao động trong khi làm việc; thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá nơi
công sở và trong quan hệ giao tiếp với tổ chức, công dân đến quan hệ giao dịch, công tác;
quản lý và sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí, tài sản, phương tiện
công tác của cơ quan; có trách nhiệm tham gia giư gìn, đảm bảo trât tự an toàn trong cơ
quan.

Chương II
TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chi cục trưởng
1. Chi cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và
trước pháp luât về toàn bộ hoạt động của Chi cục trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
2. Chi cục trưởng có trách nhiệm
a) Chỉ đạo, điều hành Chi cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo
pháp luât quy định về an toàn thực phẩm và quy định của Quy chế này.
b) Tổ chức, chỉ đạo và phân công thực hiện các công việc trong Chi cục. Phân
công nhiệm vụ cho Phó Chi cục trưởng, Trưởng phòng; uỷ quyền cho Phó Chi cục trưởng
giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng.
c) Quản lý đội ngũ công chức và nhân viên của Chi cục.
d) Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ
luât, từ chức, cách chức, nghỉ hưu và các chế độ chính sách của công chức, nhân viên tại
đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luât và phân cấp quản lý hiện hành.
đ) Thực hiện nhiệm vụ của chủ tài khoản Chi cục, chịu trách nhiệm và quản lý, tổ
chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, quản lý tài sản và cơ sở vât chất của Chi cục
theo quy định của pháp luât.
e) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, thanh tra theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản lý chất lượng an toàn thực
phẩm theo quy định của pháp luât.
g) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luât về an toàn
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành an toàn thực phẩm; xử lý, xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị về lĩnh
vực an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luât.
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luât khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan
liêu, lãng phí trong Chi cục và các Phòng chuyên môn.
l) Tham mưu giúp việc Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục
An toàn thực phẩm và Giám đốc Sở Y tế.
Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chi cục trưởng
1. Phó Chi cục trưởng là người giúp việc Chi cục trưởng, phụ trách một số lĩnh
vực công tác, có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra hoạt động chuyên môn và giải
quyết các công việc đột xuất khác do Chi cục trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước
Chi cục trưởng và trước pháp luât về các hoạt động được uỷ quyền và kết quả công tác
được giao.
2. Phó Chi cục trưởng có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, duy trì kỷ luât lao
động của các Phòng chuyên môn được phân công chỉ đạo trực tiếp.
b) Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng trước khi giải quyết các vấn đề
quan trọng, phức tạp, liên quan đến cơ chế, chính sách và các vấn đề khác thể hiện quan
điểm, chính kiến của Chi cục.
c) Báo cáo Chi cục trưởng về tình hình giải quyết công việc thuộc phạm vi được
phân công phụ trách.
d) Khi được Chi cục trưởng uỷ quyền giải quyết công việc, Phó Chi cục trưởng
chịu trách nhiệm và báo cáo với Chi cục trưởng về việc thực hiện công việc được uỷ
quyền.
Điều 5. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Chi cục
1. Phòng thuộc Chi cục có Trưởng phòng và Phó trưởng phòng.
2. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, trước pháp luât về thực
hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách, chỉ đạo một số mặt công
tác, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, trước Trưởng phòng và trước pháp luât về
nhiệm vụ được phân công. Khi trưởng phòng vắng mặt, Trưởng phòng ủy quyền cho Phó
trưởng phòng điều hành các hoạt động của phòng.
3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng các phòng thuộc Chi cục
a) Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy
định; chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về kết quả và tiến độ thực hiện công việc
được giao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luât và của
Chi cục.
b) Nhưng việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo lãnh đạo Chi
cục cho ý kiến chỉ đạo giải quyết; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền
của phòng mình sang phòng khác hoặc giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền
của phòng khác nếu chưa có sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục.
c) Trưởng phòng khi được giao chủ trì giải quyết các vấn đề có liên quan với
phòng khác phải trao đổi ý kiến với phòng đó. Trưởng phòng được hỏi ý kiến có trách
nhiệm trả lời theo đúng yêu cầu của phòng chủ trì.
Theo phân công của Lãnh đạo Chi cục, Trưởng các phòng có trách nhiệm phối
hợp thực hiện các dự án, chương trình của Chi cục. Đối với nhưng vấn đề liên quan đến
nhiều phòng mà vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ điều kiện thì Trưởng
phòng chủ trì báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định.
d) Tổ chức thực hiện công việc theo đúng quy chế làm việc của Chi cục; phân
công công việc cho cấp phó và công chức, nhân viên trong phòng;
e) Khi vắng mặt khỏi cơ quan phải được sự đồng ý của lãnh đạo chi cục và phải ủy
quyền cho cấp phó quản lý, điều hành công việc của phòng. Người được ủy quyền phải
chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, Trưởng phòng và trước pháp luât về hoạt động
của phòng trong thời gian ủy quyền;
f) Giao Trưởng Phòng Hành chính và Công tác thanh tra có nhiệm vụ ký thừa lệnh
Giấy đi đường cho công chức, nhân viên và cán bộ, công chức của các đơn vị liên quan
phối hợp và liên hệ công tác.
Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Hành chính và Công tác thanh tra
1. Chức năng
Giúp Chi cục trưởng tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, thực hiện công tác tài
chính, kế toán của Chi cục. Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, quản trị, lễ tân, tổ
chức cán bộ. Tham mưu giúp lãnh đạo Chi cục tổng hợp điều phối hoạt động của các
phòng.
Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác Thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Công tác Hành chính
– Phối hợp với các phòng và đầu mối tổng hợp, xây dựng các chương trình, kế
hoạch, dự án dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về an toàn thực phẩm.
– Công tác hành chính, văn thư; Quản lý và sử dụng con dấu; Thực hiện công tác
lưu trư theo quy định của Nhà nước.
– Công tác tổ chức cán bộ.
– Thực hiện công tác đánh giá công chức; thi đua, khen thưởng và kỷ luât của Chi
cục hằng năm.
– Công tác tài chính, kế toán; Theo dõi và quản lý công sản được Nhà nước giao
cho Chi cục quản lý.
– Xây dựng, tổ chức thực hiện, duy trì quy chế và nội quy Chi cục; Thực hiện công
tác bảo vệ chính trị nội bộ và an toàn đơn vị; tổ chức thực hiện phòng cháy, chưa cháy.
– Chịu trách nhiệm mua sắm trang thiết bị, nội thất, văn phòng phẩm, nhiên liệu,
sách báo, in ấn, vât tư phục vụ cho hoạt động của Chi cục.
– Tổ chức quản lý đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động hàng ngày và đột xuất
của Chi cục như: điện, nước, các phương tiện thông tin liên lạc, …, vệ sinh ngoại cảnh các
phòng làm việc theo quy định.
– Tổ chức bảo dưỡng, sửa chưa khắc phục sự cố mạng và các thiết bị ngoại vi, làm
đầu mối quản lý kỹ thuât về cấp phát, bảo dưỡng bảo trì các thiết bị tin học và hệ thống
các máy tính của Chi cục.
– Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả xe và nhiên liệu, bảo đảm phương tiện cho
công chức Chi cục đi công tác theo đúng quy định.
– Tham gia tổ chức các hội nghị, tâp huấn, tiếp khách, hiếu, hỷ theo quy định; chịu
trách nhiệm công tác lễ tân nội bộ, khánh tiết trong các ngày lễ, ngày tết và các công việc
đột xuất khác có liên quan.
– Tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của Chi cục theo ISO 9001:2008.
– Tổ chức thực hiện tiếp nhân và trả kết quả nhưng hồ sơ liên quan đến An toàn thực
phẩm tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
b) Công tác thanh tra
– Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện dự án 4 – An toàn thực phẩm thuộc
Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số.
– Tham mưu và giúp Chi cục trưởng thực hiện quyền thanh tra nhà nước về an toàn
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Chi cục, tăng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm và
nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành an
toàn thực phẩm; xử lý, xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị về lĩnh vực an toàn thực
phẩm theo quy định của pháp luât.
– Tham mưu về công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo; xác minh làm rõ và đề xuất
biện pháp giải quyết. Giúp Chi cục trưởng tiếp công dân theo quy định của Luât khiếu
nại, tố cáo.
– Tổ chức các hoạt động thanh, kiểm tra theo sự chỉ đạo của lãnh đạo. Trong quá
trình tổ chức thanh, kiểm tra nếu cần có thể đề xuất với lãnh đạo để huy động công chức,
trong Chi cục để đảm bảo có đủ lực lượng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Qua hoạt
động kiểm tra, kiến nghị với Chi cục trưởng nhưng vấn đề cần giải quyết, điều chỉnh và
hoàn thiện đối với các quy định quản lý và các biện pháp chỉ đạo nhằm tăng cường hiệu
lực, hiệu quả quản lý của Chi cục.
– Phối hợp với các đơn vị liên quan ở địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và
xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luât về quản lý an toàn thực phẩm
theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng.
– Tổ chức tâp huấn, hướng dẫn và giám sát chuyên môn về công tác thanh tra chuyên
ngành an toàn thực phẩm cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm tuyến huyện, thị ,
thành và xã, phường, thị trấn.
– Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra hâu kiểm sau công bố đăng ký lưu hành các
sản phẩm thực phẩm.
– Viết các bài, bản tin về công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm (khi có chỉ đạo
từ lãnh đạo cơ quan).
– Thực hiện tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác thanh kiểm
tra an toàn thực phẩm.
– Thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định của
pháp luât.
– Hỗ trợ nhân sự thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị (trường hợp cần thiết).
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Chi cục giao.
Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nghiệp vụ
1. Chức năng
Giúp Chi cục trưởng thực hiện các hoạt động chứng nhân cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm, công bố chât lượng các sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
ngành Y tế.
Giúp Chi cục trưởng thực hiện các hoạt động của chương trình mục tiêu Y tế –
Dân số theo yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm
Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ
độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và đề xuất các biện pháp phòng chống
ngộ độc thực phẩm. Soạn thảo và xây dựng các tài liệu truyền thông về an toàn thực
phẩm..
2. Nhiệm vụ của phòng
– Tham mưu giúp việc cho Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.
– Tham mưu trong việc cấp, đình chỉ và thu hồi các hồ sơ, giấy chứng nhân liên
quan đến an toàn thực phẩm theo quy định và phân cấp của Bộ Y tế.
– Quản lý, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động trong dự án 4 và
8 thuộc Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số.
– Tham mưu trong việc điều tra và báo cáo kết thúc các vụ ngộ độc thực phẩm xảy
ra trên địa bàn tỉnh.
– Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, cảnh báo nguy cơ về ngộ độc
thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm và đề xuất các giải
pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
– Tổ chức xây dựng các nội dung, tài liệu, chương trình và tâp huấn, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ do phòng phụ trách (thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn
thực phẩm; cấp Giấy chứng nhân cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ….) cho cán bộ
tuyến cơ sở và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Tổ chức triển khai nhiệm vụ đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm phục vụ các
sự kiện trong tỉnh theo phân công.
– Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý ngành Y
tế.
– Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, phối hợp với các đơn vị liên quan triển
khai các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn thực phẩm;
– Xây dựng cơ sở dư liệu về an toàn thực phẩm; thực hiện tổng hợp, thống kê, báo
cáo định kỳ và đột xuất về công tác an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cấp trên.
– Tổ chức lưu trư các hồ sơ công bố và chứng nhân đủ điều kiện an toàn thực
phẩm.
– Hỗ trợ nhân sự thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
– Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của phòng theo Iso 9001:2008.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Chi cục giao.
Điều 8. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của công chức, nhân viên
1. Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo
dõi, thực hiện các công việc được lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo Chi cục giao theo chức
năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao.
2. Giải quyết công việc được giao đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định.
Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chi cục trưởng, lãnh đạo phòng và trước pháp luât về ý
kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao.
3. Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp công tác với các cán bộ, công chức, nhân
viên, các phòng, các đơn vị lien quan; xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác mà cá
nhân đề ra; thường xuyên trau dồi kiến thức, học tâp nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, lối sống.
4. Tuân thủ đúng các quy định của pháp luât về cán bộ, công chức, nhân viên; nội
quy, quy chế của Chi cục.
5. Bảo vệ bí mât nhà nước, bí mât công tác và bí mât nội dung đơn thư, khiếu nại,
tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luât.
Điều 9. Quan hệ công tác của Chi cục trưởng với Giám đốc Sở Y tế, Cục An
toàn thực phẩm – Bộ Y tế, các Sở, Ban ngành có liên quan, Phòng Y tế và Trung tâm
Y tế
Chi cục trưởng duy trì thường xuyên mối liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế, Cục trưởng
Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, các Cục khác có liên quan để tranh thủ sự quan tâm,
lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ, công tác của Chi cục; tổ chức thực hiện và báo cáo với
Sở, Cục kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Chi cục.
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở và các Sở, Ban ngành, Đoàn thể,
Phòng Y tế, Trung tâm Y tế cấp huyện, thị xã, thành phố để giải quyết các vấn đề liên
quan, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, công tác của Chi cục theo
quy định của pháp luât.
Điều 10. Các mối quan hệ khác
1. Quan hệ giưa Lãnh đạo Chi cục với Chi bộ Chi cục thực hiện theo quy định của
Đảng và Quy chế làm việc của Chi bộ Chi cục.
2. Quan hệ giưa Lãnh đạo Chi cục với Công đoàn cơ sở Chi cục được thực hiện
theo Quy chế phối hợp giưa Lãnh đạo Chi cục với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Chi
cục.
3. Chi cục trưởng tạo điều kiện thuân lợi cho tổ chức Đảng và các Đoàn thể trong
cơ quan hoạt động theo đúng Điều lệ, tôn chỉ, mục đích; đảm bảo thực hiện Quy chế dân
chủ trong hoạt động của cơ quan, xây dựng nếp sống văn hoá công sở và kỷ cương hành
chính, kỷ luât lao động.

Chương III
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC, TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT
CÔNG VIỆC CỦA CHI CỤC

Điều 11. Các loại chương trình công tác
1. Chương trình công tác của Chi cục gồm chương trình công tác năm, 6 tháng,
quý, tháng, tuần.
2. Căn cứ chương trình công tác của Chi cục, Phòng Hành chính và Công tác
thanh tra có trách nhiệm phối hợp với phòng chuyên môn xây dựng chương trình công
tác của Chi cục theo đúng trình tự thời gian quy định.
3. Các Đề án hoặc công việc nêu trong chương trình công tác phải quy định người
phụ trách, phòng chủ trì, tiến độ thời gian thực hiện và mối quan hệ phối hợp trong quá
trình chuẩn bị.
4. Căn cứ chương trình công tác tuần của Chi cục, sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi
cục, các phòng lâp chương trình công tác tuần của Chi cục, kịp thời điều chỉnh cho phù
hợp theo yêu cầu của lãnh đạo Chi cục.
Điều 12. Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác
1. Hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng và năm, các phòng tiến hành rà soát đánh giá
việc thực hiện chương trình công tác của phòng và gửi về bộ phân Hành chính để tổng
hợp báo cáo lãnh đạo Chi cục về kết quả thực hiện, nhưng công việc còn tồn đọng, hướng
xử lý tiếp, kiến nghị việc sửa đổi bổ sung trong thời gian tới.
2. Phó Chi cục trưởng được phân công phụ trách các đề án, dự án có trách nhiệm
chỉ đạo phòng chuyên môn triển khai thực hiện theo kế hoạch được duyệt, báo cáo Chi
cục trưởng trước khi phê duyệt hoặc trình cấp trên.
3. Bộ phân Hành chính có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực
hiện các đề án, dự án. Kết quả thực hiện chương trình công tác phải được coi là một tiêu
chí quan trọng để xem xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ, việc khen thưởng, kỷ luât
của mỗi cá nhân, các phòng.
4. Phòng Nghiệp vụ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chương trình an toàn thực
phẩm hàng tháng, quý, 6 tháng và cuối năm theo quy định.
Điều 13. Trình tự giải quyết công việc
1. Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chi cục theo kế hoạch,
chương trình công tác, lịch công tác và tình hình thực tế; xử lý công việc trên cơ sở tuân
thủ nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thời gian quy định.
2. Châm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhân văn bản các Phòng chuyên môn
có trách nhiệm xử lý hồ sơ trình và có ý kiến chính thức; tuỳ trường hợp đặc biệt thì xử lý
theo quy định của pháp luât hiện hành.
Đối với nhưng công việc mà Lãnh đạo Chi cục yêu cầu tham khảo ý kiến của
phòng liên quan, chuyên gia hoặc yêu cầu giải trình trước khi quyết định, phòng chủ trì
có trách nhiệm phối hợp với phòng có liên quan để chuẩn bị đầy đủ các nội dung và tổ
chức để lãnh đạo Chi cục họp, làm việc theo quy định tại Quy chế này, trước khi quyết
định.
3. Đối với nhưng công việc thuộc phạm vi nhưng công việc mà tâp thể Lãnh đạo
Chi cục thảo luân trước khi quyết định quy định tại Quy chế này, Chi cục trưởng, Phó
Chi cục trưởng được phân công, xem xét nội dung và tính chất của từng công việc để
quyết định.
4. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng về nội dung
công việc, trưởng các phòng phối hợp hoàn chỉnh dự thảo văn bản để trình ký ban hành.
5. Sau khi trình lãnh đạo Chi cục ký văn bản, phòng trình ký chuyển hồ sơ, văn
bản cho bộ phân Văn thư để đóng dấu và làm thủ tục phát hành văn bản. Văn thư chỉ
được đóng dấu và phát hành văn bản khi hồ sơ đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy
định và Quy chế này; thực hiện lưu trư hồ sơ, văn bản theo quy định.
6. Sau khi phát hành văn bản, bộ phân Hành chính phải lâp danh mục để theo dõi,
giúp cho lãnh đạo Chi cục kiểm tra, đôn đốc các phòng trong quá trình thực hiện.

Chương IV
TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ VÀ CUỘC HỌP, ĐI CÔNG TÁC

Điều 14. Các hội nghị và cuộc họp
1. Căn cứ yêu cầu công việc và phạm vi lĩnh vực công tác, Chi cục tổ chức các hội
nghị và cuộc họp trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm và theo quy định.
2. Các cuộc họp do Lãnh đạo Chi cục chủ trì, gồm:
– Họp giao ban hàng tuần; họp Chi cục hàng tháng.
– Lãnh đạo Chi cục họp, làm việc với các cơ quan cấp trên như Cục, lãnh đạo Sở
và các cơ quan của địa phương; họp, làm việc với địa phương và đơn vị trong ngành tại
địa phương.
– Họp tâp thể Lãnh đạo Chi cục, các cuộc họp khác để giải quyết công việc.
Điều 15. Quy trình tổ chức cuộc họp
1. Triển khai việc tổ chức họp
a) Sau khi kế hoạch, chương trình đã được phê duyệt, phòng chủ trì tổ chức họp
chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nội dung và quyết toán. Giao bộ phân hành chính
chịu trách nhiệm in ấn tài liệu, trang trí hội trường, hệ thống âm thanh ánh sáng.
b) Tại cuộc họp, người chủ trì họp điều hành cuộc họp theo chương trình dự kiến;
tuỳ theo yêu cầu thực tế có thể quyết định điều chỉnh chương trình họp nhưng phải thông
báo để nhưng người dự họp biết.
c) Người chủ trì họp phải kết luân rõ ràng về các nội dung, chuyên đề đã được
thảo luân trong cuộc họp.
2. Ghi biên bản và thông báo kết quả họp
Phòng chủ trì nội dung họp chịu trách nhiệm cử thư ký ghi Biên bản họp (nếu cần)
và soạn thảo Thông báo ý kiến kết luân tại cuộc họp để trình Chi cục trưởng, Phó Chi cục
trưởng ký ban hành.

Chương V
ĐI CÔNG TÁC, TIẾP KHÁCH

Điều 16. Đi công tác ngoài tỉnh và cơ sở
1. Đi công tác ngoài tỉnh
Chi cục trưởng đi công tác ngoài tỉnh phải báo cáo Giám đốc Sở theo quy chế làm
việc của Chi cục.
Phó Chi cục trưởng, trưởng phòng và công chức, nhân viên của Chi cục đi công
tác ngoài tỉnh theo sự phân công của Chi cục trưởng;
Phó Chi cục trưởng, trưởng các phòng hoặc công chức được phân công đi dự các
Hội nghị tâp huấn, triển khai các văn bản, chủ trương mới ở Cục, Sở và các cuộc họp
quan trọng khác, sau khi đi họp về có trách nhiệm báo cáo Chi cục trưởng châm nhất 02
ngày làm việc và phổ biến cho các bộ phân liên quan để nắm được nội dung và tổ chức
triển khai thực hiện.
2. Đi công tác cơ sở
a) Lãnh đạo Chi cục tổ chức đoàn đi công tác, làm việc tại tuyến cơ sở, cơ sở sản
xuất kinh doanh thực phẩm theo kế hoạch. Lãnh đạo Chi cục giao cho một phòng chủ trì,
phối hợp với các phòng liên quan để chuẩn bị nội dung, thống nhất chương trình, kế
hoạch làm việc với cơ sở và báo cáo Chi cục trưởng.
Trưởng các phòng có trách nhiệm cử cán bộ tham gia đoàn công tác theo yêu cầu
của Lãnh đạo Chi cục; cán bộ, công chức, nhân viên được cử đi công tác đảm bảo phải
đúng thành phần liên quan đến nội dung, chương trình công tác.
b) Đoàn đi công tác tại cơ sở do Chi cục trưởng cử tuỳ thuộc vào nội dung, tính
chất và yêu cầu của công việc phải tuân thủ các quy định sau:
Phải chuẩn bị kế hoạch, chương trình, nội dung và thông báo cho cơ sở trước khi
đến ít nhất 01 ngày (trừ trường hợp đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành và của cấp trên thì thông báo ngay cho cơ sở khi có quyết định của Chi cục cử đi
công tác).
Đoàn công tác được bố trí xe ô tô đi chung để tiết kiệm kinh phí.
Đoàn công tác tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chỉ nắm tình hình, làm
việc và giải quyết nhưng vấn đề đúng nội dung, chương trình đã thông báo và đúng thẩm
quyền của Đoàn, đồng thời ghi nhân đầy đủ nhưng kiến nghị có liên quan đến Chi cục.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc sau khi đi công tác về, Trưởng đoàn công tác
phải có văn bản báo cáo Lãnh đạo Chi cục về kết quả công tác, nhưng kiến nghị của cơ
sở liên quan đến Chi cục, đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề liên quan.
Điều 17. Tiếp khách
Phòng Hành chính và Công tác thanh tra phối hợp phòng liên quan có trách nhiệm
bố trí chu đáo việc tiếp khách và sắp xếp lịch làm việc với các cơ quan, đơn vị khác đến
thăm và làm việc với Chi cục theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo.

Chương VI
TỔ CHỨC TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ, TIẾP CÔNG DÂN

Điều 18. Việc tiếp nhân, giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức theo chức năng
của Chi cục thực thiện theo đúng trình tự thủ tục, quy trình, thời gian và nhưng vấn đề
liên quan khác theo đúng quy định tại bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực
phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế và hệ thống Quản lý chất lượng ISO
9001-2008 của cơ quan.
Điều 19. Trách nhiệm của Chi cục trưởng
1. Bố trí sắp xếp lịch tiếp công dân, mỗi tuần ít nhất 01 ngày. Ngoài việc tiếp công
dân theo định kỳ, Chi cục trưởng phải tiếp công dân khi có yêu cầu cần thiết.
2. Chỉ đạo Phòng Hành chính và Công tác Thanh tra và phòng liên quan cử cán bộ
tiếp công dân, phối hợp thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo,
phản ảnh, kiến nghị; kịp thời giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo; trân trọng
lắng nghe ý kiến của công dân để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác và thực hiện đúng
nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự mà pháp luât quy định.
Điều 20. Trách nhiệm của Phòng Hành chính và Công tác Thanh tra
1. Bố trí phòng tiếp công dân và các điều kiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ
công tác tiếp công dân tại cơ quan; chỉ dẫn, tiếp đón công dân theo đúng quy định.
2. Bố trí lịch để lãnh đạo Chi cục tiếp công dân hàng tuần theo quy định tại khoản
1 Điều này và đề nghị của Phó Trưởng Phòng.
3. Bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân. Việc tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo thực hiện theo đúng quy định của pháp luât. Trong quá trình tiếp công dân
phải ghi chép đầy đủ nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh vào sổ tiếp công dân
và lưu giư tại nơi tiếp công dân.
4. Yêu cầu phòng có liên quan cử cán bộ có thẩm quyền cùng tham gia tiếp công
dân tại phòng tiếp công dân khi cần thiết.
5. Hướng dẫn, trả lời việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
6. Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Lãnh
đạo Chi cục tiếp công dân. Trưởng phòng liên quan có trách nhiệm phối hợp hoặc cử cán
bộ có chuyên môn theo đúng yêu cầu trong việc tiếp công dân, xử lý các khiếu nại, tố
cáo, phản ảnh, kiến nghị của công dân.
6. Thực hiện chế độ báo cáo với lãnh đạo Chi cục và Thanh tra Sở Y tế về công
tác tiếp công dân.

Chương VII
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN VĂN BẢN, NHIỆM VỤ
ĐƯỢC GIAO VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO – THÔNG TIN

Điều 21. Quản lý văn bản đến, soạn thảo và ban hành văn bản
Thực hiện theo Quy chế công tác văn thư và lưu trư của Chi cục và các văn bản
theo quy định hiện hành.
Việc quản lý, sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của pháp luât về quản
lý và sử dụng con dấu.
Điều 22. Phạm vi, đối tượng và báo cáo kết quả kiểm tra
1. Chi cục có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành các văn bản của Chi cục ban hành
trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luât.
2. Đối tượng: Các phòng do Chi cục quản lý theo pháp luât.
3. Thẩm quyền kiểm tra
a) Chi cục trưởng kiểm tra mọi hoạt động của các phòng thuộc Chi cục trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục theo quy định của pháp luât;
b) Phó Chi cục trưởng kiểm tra hoạt động của phòng được phân công phụ trách và
thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra do Chi cục trưởng giao.
c) Trưởng các phòng có trách nhiệm kiểm tra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn quy định và kiểm tra việc thực hiện các công việc do Lãnh đạo Chi cục ủy
quyền hoặc giao chủ trì.
4. Hình thức kiểm tra
a) Phòng tự kiểm tra: Trưởng phòng thường xuyên tự tổ chức kiểm tra việc thi
hành các văn bản, công việc được giao tại phòng, phát hiện các vướng mắc và đề xuất
biện pháp xử lý.
b) Chi cục tiến hành kiểm tra:
Lãnh đạo Chi cục, Trưởng các phòng và các công chức, nhân viên được giao
nhiệm vụ kiểm tra tiến hành làm việc trực tiếp tại phòng cần kiểm tra để nắm tình hình.
Các phòng báo cáo bằng văn bản về tình hình và kết quả thực hiện các văn bản,
công việc được giao.
Chi cục trưởng ủy quyền hoặc chỉ đạo thành lâp Đoàn kiểm tra việc thi hành các
văn bản trong từng công việc cần tâp trung chỉ đạo trong từng thời kỳ. Phòng chủ trì,
phối hợp với phòng liên quan xây dựng đề cương kiểm tra, trình lãnh đạo Chi cục phê
duyệt và triển khai thực hiện;
c) Hình thức kiểm tra khác do Lãnh đạo Chi cục quyết định.
5. Báo cáo kết quả kiểm tra
a) Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra và
có văn bản báo cáo với Chi cục trưởng. Báo cáo phải nêu rõ nội dung kiểm tra, đánh giá
nhưng mặt được và chưa được, nhưng sai phạm cùng biện pháp khắc phục và kiến nghị
hình thức xử lý (nếu có), kèm theo dự thảo văn bản kết luân kiểm tra của Lãnh đạo Chi
cục.
b) Lãnh đạo Chi cục xem xét, ký văn bản kết luân kiểm tra. Nếu phát hiện có sai
phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.
Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc xử lý sau khi có văn bản kết
luân kiểm tra, yêu cầu phòng được kiểm tra khắc phục nhưng sai phạm theo quyết định
của cấp có thẩm quyền, báo cáo kết quả khắc phục sau kiểm tra với Lãnh đạo Chi cục.
Điều 23. Chế độ báo cáo
Các phòng thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo lãnh đạo Chi cục đúng thời
gian theo quy định gồm báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm, báo cáo chuyên đề, báo
cáo đột xuất….
Điều 24. Cung cấp thông tin hoạt động trong nội bộ Chi cục
Trưởng các phòng có trách nhiệm thông báo bằng hình thức thích hợp, thuân tiện
để công chức, nhân viên nắm nhưng thông tin sau:
1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công việc của ngành
và đơn vị.
2. Chương trình công tác của Chi cục và của phòng, kinh phí hoạt động và quyết
toán kinh phí hàng năm.
3. Tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luât, nâng bâc lương, nâng ngạch, bổ
nhiệm cán bộ, công chức.
4. Văn bản kết luân về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Nội quy, Quy chế làm việc của Chi cục.
6. Các vấn đề khác theo quy định của Nhà nước.
Điều 25. Cung cấp thông tin và thông tin trên mạng thông tin điện tử
1. Về cung cấp thông tin
a) Chi cục trưởng bảo đảm thường xuyên cung cấp thông tin phục vụ sự chỉ đạo
điều hành của Chi cục; tạo điều kiện cho các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung
cấp thông tin chính xác, kịp thời về hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm.
b) Trong cung cấp thông tin không được để lộ các thông tin thuộc danh mục bí
mât Nhà nước và thông tin về nhưng công việc nhạy cảm đang trong quá trình xử lý.
Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được lãnh
đạo Sở, UBND tỉnh cho phép theo đúng quy định.
c) Việc trả lời phỏng vấn báo chí thực hiện theo Quy chế phát ngôn và cung cấp
thông tin cho báo chí theo các quy định hiện hành của pháp luât.
d) Tùy theo tình tình và công việc, Chi cục trưởng phân công Phó Chi cục trưởng
trả lời báo chí và trả lời phỏng vấn trên truyền hình, nội dung trả lời phải được thống nhất
trước với Chi cục trưởng.
2. Truyền thông tin trên trang thông tin điện tử
Việc câp nhât thông tin trên trang tin điện tử của Chi cục phải chấp hành các quy
định của pháp luât.

Chương VIII
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN

Điều 26. Quản lý sử dụng tài sản
Tài sản công đã giao cho cá nhân hoặc phòng để sử dụng phục vụ công tác thì cá
nhân, trưởng phòng được giao chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, thực
hiện chế độ kiểm kê, báo cáo theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các nhu cầu về sửa
chưa, thay thế, điều chuyển, thanh lý tài sản phải thực hiện đúng các quy định hiện hành.
Trường hợp tài sản bị hư hỏng, mất mát, thất lạc do thiếu trách nhiệm, quản lý kém, phải
bồi thường theo quy định hiện hành.
1. Trưởng phòng Hành chính và Công tác thanh tra giúp Chi cục trưởng thực hiện
chế độ quản lý, sử dụng tài sản, phương tiện làm việc của Chi cục theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
Các bộ phân có nhu cầu mua sắm, sửa chưa vât tư, trang thiết bị, dụng cụ chuyên
môn, văn phòng phẩm phục vụ công tác phải lâp dự trù gửi Phòng Hành chính và Công
tác thanh tra để tổng hợp, đề xuất Chi cục trưởng giải quyết. Sau khi được phê duyệt,
Phòng Hành chính và Công tác thanh tra tổ chức mua và cấp phát cho các bộ phân.
2. Quản lý và sử dụng xe ô tô đi công tác: Phòng Hành chính và Công tác thanh
tra tổ chức quản lý, điều hành xe ô tô phục vụ công tác của Chi cục. Phân công nhân viên
Lái xe cơ quan theo dõi hoạt động của xe, nhât trình xe, tình trạng xe; thực hiện chế độ
bảo hành, bảo dưỡng trùng tu, đại tu xe đúng quy định; luôn giư gìn xe trong tình trạng
sạch sẽ, sau khi đi công tác về phải định kỳ rửa xe, bảo vệ cẩn thân; khi xe hư hỏng phải
có kế hoạch sửa chưa kịp thời để phục vụ nhiệm vụ của Chi cục. Ngoài thời gian theo
lịch trình công tác, Lái xe phải thường trực tại trụ sở cơ quan; không được sử dụng xe ô
tô vào việc riêng, trừ trường hợp đặc biệt được Lãnh đạo Chi cục đồng ý giải quyết.
Khi sử dụng xe ô tô đi công tác phải có lệnh điều xe. Các phòng có nhu cầu sử
dụng xe ô tô đi công tác phải có giấy đề xuất với Phòng Hành chính và Công tác thanh
tra để có kế hoạch bố trí hợp lý. Khi đi công tác người lái xe phải ghi rõ chỉ số km trước
và kết thúc chuyến công tác, Trưởng đoàn công tác phải ký xác nhân về lộ trình xe, làm
cơ sở cho việc thanh quyết toán. Thanh toán nhiên liệu (xăng/dầu xe) được thanh toán
thực tế trên cơ sở số km sử dụng đi công tác theo quy chế chi tiêu nội bộ.
3. Sử dụng điện thoại cơ quan: theo quy chế chi tiêu nội bộ, Thủ trưởng đơn vị
phải chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng điện thoại của đơn vị mình theo quy định
hiện hành của Bộ Tài chính. Sử dụng điện thoại phải đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả,
công chức không được sử dụng điện thoại vào việc riêng.

Chương IX
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 27. Tâp thể, cá nhân thuộc Chi cục có thành tích tốt trong hoạt động; việc
chấp hành, thực hiện Quy chế này là căn cứ để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là
tiêu chuẩn quan trọng để xét thi đua và khen thưởng hàng năm theo chế độ quy định.
Tâp thể, cá nhân vi phạm Luât cán bộ, công chức và Quy chế này, tùy theo tính
chất mức độ vi phạm bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luât.

Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai
Quy chế này đến cán bộ, công chức, nhân viên của Chi cục để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện Quy chế làm việc này, nếu có vướng mắc trở ngại các
phòng thuộc Chi cục phản ảnh cho Chi cục trưởng thông qua Trưởng Phòng Hành chính
và Công tác thanh tra để tổng hợp nhưng kiến nghị sửa đổi bổ sung và đề xuất Chi cục
trưởng điều chỉnh, bổ sung kịp thời Quy chế làm việc của Chi cục./.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang