Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành

0
12028
image_printIn bài viết

Văn bản này hướng dẫn quy trình, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi tắt là Chi cục) đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các nhân hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục.

2.     MỤC ĐÍCH :

Văn bản này hướng dẫn quy trình, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi tắt là Chi cục) đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các nhân hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục.
  3. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các nhân hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục.
4.     TÀI LIỆU THAM KHẢO
–         Luật Thanh tra số 56/2012/QH12 ngày 15/11/2010
–         Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra
–         Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế.
–         Nghị định số 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
–         Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác thanh tra viên.
–   Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
–         Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ về việc quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.
–         Quyết định 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
–         Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn Thanh tra

5.     ĐỊNH NGHĨA, TỪ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN:

*Định nghĩa, từ viết tắt:

–         Thanh tra nhà nước: là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
–         Thanh tra chuyên ngành: là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
–         Kế hoạch thanh tra: là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
–          Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
–         Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành: là công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
–         Thanh tra nhân dân: là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

6.         NỘI DUNG QUY TRÌNH:

6.1. Trình tự các bước tiến hành

Diễn giải sơ đồ quy trình
6.2.Ban hành Quyết địnhThanh tra
–        Theo kế hoạch đề ra.
–        Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
–        Văn bản giao nhiệm vụ yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc những vụ việc theo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở.
–        Kết quả giám sát định kỳ và kết qua giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm
Quyết định Thanh tra nêu rõ nội dung cần thanh tra, thời hạn thanh tra, Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn Thanh tra, nhiệm vụ của Đoàn Thanh tra.
Quyết định thanh tra phải được gửi trước 3 ngày kể từ ngày ký cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra trình Chi cục trưởng phê duyệt; Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm phổ biến kế hoạch và Thông báo cho đối tượng được thanh tra chuẩn bị đề cương báo cáo

6.3.Công bố quyết định thanh tra
Chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Thực hiện công bố đầy đủ nội dung quyết định thanh tra và nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức làm việc, kế hoạch tiến hành thanh tra.
Lập biên bản cuộc họp công bố quyết định thanh tra theo mẫu. Biên bản được ký giữa Trưởng Đoàn thanh tra và thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.
6.4.Thực hiện cuộc thanh tra
–         Sau khi công bố quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra phải tiến hành kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Cùng với việc kiểm tra hồ sơ, tài liệu, Đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế tại hiện trường hoặc tại các đơn vị và cá nhân có liên quan để xác định, củng cố hoặc bổ sung cho kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu.
–         Ngoài những chứng cứ đã thu thập được trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, Đoàn thanh tra có thể thu thập thông tin từ ý kiến phản ánh của quần chúng và của công luận báo chí những nội dung liên quan đến cuộc thanh tra.
–         Nghe ý kiến của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, tổ chức đối thoại chất vấn
–         Xử lý các hành vi chống đối, xử lý tốt các mối quan hệ.
–         Nếu Đoàn thanh tra cần sử dụng những tài liệu phục vụ cho kết luận của mình thì tham khảo ý kiến của các cơ quan có chức năng.
–         Lập biên bản làm việc, biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và các loại biên bản khác theo từng phần của công việc.
6.5.         Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra
–         Chuẩn bị kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra thống nhất các nội dung công việc cần thực hiện cho đến ngày kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra.
–         Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo cho đối tượng thanh tra biết thời gian thanh tra đã kết thúc và phải lập thành biên bản
6.6.         Kết  thúc cuộc thanh tra
* Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
–         Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, trưởng Đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra gửi người ra Quyết định thanh tra.
–         Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thanh tra.
–    Dự thảo văn bản “báo cáo kết quả thanh tra” phải được thực hiện theo trình tự nghiêm ngặt, Trưởng Đoàn có trách nhiệm dự thảo, tổ chức lấy ý kiến các thành viên Đoàn thanh tra để xây dựng báo cáo kết quả thanh tra. Việc thảo luận tại Đoàn thanh tra phải lập thành Biên bản
* Xây dựng và công bố kết luận thanh tra
Xây dựng kết luận thanh tra:
–         Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra Quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo, xây dựng, ký và ban hành kết luận thanh tra.
–         Trong quá trình ra kết luận thanh tra, người ra Quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết.
–         Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra, sau khi xem xét giải trình của đối tượng thanh tra, người ra Quyết định thanh tra ra văn bản kết luận thanh tra. Nội dung của văn bản kết luận thanh tra theo khoản 1 Điều 43 Luật Thanh tra.
Công bố và gửi kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra phải gửi cho đối tượng thanh tra và Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
* Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra: Hồ  sơ gồm có:
–  Quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thời gian thanh tra, quyết định bổ sung hoặc thay đổi thành viên đoàn thanh tra (nếu có);
– Kế hoạch thanh tra;
– Các văn bản, chỉ thị của cấp có thẩm quyền là căn cứ ra quyết định thanh tra;
– Các văn bản, đề cương của Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra;
– Các văn bản, tài liệu của đối tượng báo cáo theo đề cương, yêu cầu của đoàn thanh tra;
– Các biên bản thanh tra do Trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra lập khi làm việc với đối tượng thanh tra và những người có liên quan đến nội dung thanh tra;
– Các báo cáo của Đoàn thanh tra về tiến độ, tình hình thực hiện thanh tra với người ra quyết định thanh tra;
– Các văn bản, quyết định xử lý trong quá trình thanh tra;
– Các văn bản, báo cáo xác minh, kết luận các nội dung thanh tra của Đoàn, của các thành viên Đoàn thanh tra;
– Nhật ký Đoàn thanh tra, lịch làm việc, giấy mời họp, làm việc của đoàn thanh tra;
– Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra;
– Biên bản các buổi họp, làm việc của Đoàn thanh tra về báo cáo kết quả thanh tra;
– Biên bản các cuộc họp, làm việc của Lãnh đạo cơ quan quyết định thanh tra, người quyết định thanh tra với Đoàn thanh tra và thông báo ý kiến kết luận của người chủ trì họp, làm việc (nếu có);
– Các văn bản, tài liệu của đối tượng thanh tra giải trình về các nội dung kết luận thanh tra (nếu có);
– Kết luận thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thanh tra với cấp trên (nếu có);
– Các văn bản kết luận, chỉ đạo xử lý, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra hoặc người có thẩm quyền;
– Tài liệu, văn bản xin ý kiến, văn bản trả lời, kết luận giám định của các cơ quan chức năng (nếu có);
– Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến nội dung thanh tra được thu thập trong quá trình thanh tra, theo quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy chế này.
6.7.    Công tác sau thanh tra
* Đánh giá cuộc thanh tra:
Để đánh  giá cuộc thanh tra cần chú ý các nội dung sau:
–        Đánh giá một cách chính xác, đúng mức các ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm, có chứng cứ chính xác, bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý.
–        Nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của khuyết điểm, sai phạm, quy rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiêm cá nhân đối với vi phạm, có địa chỉ rõ ràng.
–        Kiến nghị được những giải pháp có tính khả thi khắc phục những sai phạm.
* Để đánh  giá  một Đoàn thanh tra hoặc thành viên hoàn thành cuộc thanh tra cần chú ý các vấn đề sau:
–        Việc hoàn thành cuộc thanh tra có chất lượng và đúng thời hạn.
–        Không để xảy ra vi phạm kỷ luật, đoàn kết nội  bộ cùng oàn thành nhiệm vụ.
–        Có ý thức tổ chức, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, chế độ thỉnh thị báo cáo.
* Những công việc của người ra Quyết định:
Để phát  huy hiệu lực, hiệu quả cuộc thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra cần tiến hành các công việc:
–        Báo cáo kết quả thanh tra lên cấp trên theo quy định của pháp luật.
–        Ra quyết định xử lý thuộc thẩm quyền đối với những  vấn đề Đoàn thanh tra đã phát hiện.
–        Quyết định chuyển hồ sơ những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra xem xét để khởi tố hình sự. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật hành chính hoặc kinh tế đối với các sai phạm Xem xét những khiếu nại, tố cáo của đối tượng đối với kết luận, quyết định về thanh tra hoặc khiếu nại, tố cáo đối với Đoàn thanh tra.
–        Tổ chức kiểm tra đối tượng thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, của cơ quan có thẩm quyền.
–        Có thể tổ chức phúc tra khi cần thiết.
–        Quyết định các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để phát huy hiệu quả cuộc thanh tra.


7. BIỂU MẪU   

TT Mã hiệu Tên Biểu mẫu
1. BM-PTT- 12 – 01 Quyết định về việc thanh tra ……………………………..
2. BM-PTT- 12 – 02 Kế hoạch tiến hành thanh tra……………….……..
3. BM-PTT -12 – 03 Biên bản công bố quyết định thanh tra……………
4. BM-PTT- 12 – 04 Biên bản làm việc
5. BM-PTT- 12 – 05 Biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
6. BM-PTT- 12 – 06 Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
7. BM-PTT- 12 – 07 Thông báo “V/v kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra”
8. BM-PTT-12 – 08 Báo cáo kết quả Thanh tra
9. BM-PTT-12 – 09 Biên bản công bố kết luận thanh tra
10. BM-PTT-12 – 10 Kết luận thanh tra
11. BM-PTT-12 – 11 Biên bản giao nhận thông tin tài liệu

8. HỒ SƠ CẦN LƯU

TT Tài liệu trong hồ sơ
Nhóm Các văn bản chủ yếu
1. Quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thời gian thanh tra, quyết định bổ sung, thay đổi thành viên đoàn thanh tra (nếu có)
2. Kế hoạch thanh tra
3. Các văn bản, chỉ thị của cấp có thẩm quyền là căn cứ ra quyết định thanh tra
4. Kết luận thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thanh tra với cấp trên (nếu có);
5. Các văn bản kết luận, chỉ đạo xử lý, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra hoặc cấp có thẩm quyền.
Nhóm Các văn bản, tài liệu do Đoàn thanh tra, thanh tra viên hoặc người được giao nhiệm vụ soạn thảo, ban hành trong quá trình thanh tra, gồm:
6. Báo cáo khảo sát, nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra, trước khi tiến hành thanh tra
7. Văn bản, đề cương của Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra
8. Các biên bản thanh tra do Trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra lập khi làm việc với đối tượng thanh tra và những người có liên quan đến nội dung thanh tra
9. Các báo cáo về tiến độ, tình hình thực hiện nhiệm vụ thanh tra với người ra quyết định thanh tra
10. Các văn bản, quyết định xử lý trong quá trình thanh tra
11. Các văn bản, báo cáo xác minh các nội dung thanh tra của Đoàn hoặc của các thành viên Đoàn thanh tra
12. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra (gồm Báo cáo chính thức và các bản dự thảo
13. Biên bản ghi nội dung các buổi họp, làm việc của Đoàn thanh tra về báo cáo kết quả thanh tra
14. Biên bản ghi nội dung các cuộc họp, làm việc của Lãnh đạo cơ quan quyết định thanh tra hoặc người quyết định thanh tra với Đoàn thanh tra và thông báo ý kiến kết luận của người chủ trì họp, làm việc (nếu có)
15. Văn bản, tài liệu của đối tượng thanh tra giải trình về các nội dung kết luận thanh tra (nếu có)
16. Nhật ký Đoàn thanh tra, lịch làm việc, giấy mời họp, làm việc của đoàn thanh tra
Nhóm Văn bản, tài liệu thu thập từ đối tượng thanh tra, là chứng cứ phục vụ kết luận thanh tra
17. Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra theo đề cương, yêu cầu của Đoàn thanh tra
18. Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra cung cấp có liên quan đến nội dung thanh tra
Nhóm Văn bản, tài liệu khác phục vụ cho hoạt động thanh tra
19. Các loại đơn, thư phản ánh có liên quan đến các nội dung thanh tra
20. Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra
Hồ y được lưu giữ 3 năm tại phòng Thanh tra Chi cục sau đó chuyển về bộ phận lưu trữ.
Tác giả bài viết: Phòng Thanh tra