Sẽ kiểm tra lại toàn bộ vụ việc gây “nguy cơ phá sản”

0
2091
Dây chuyÁn s£n xu¥t cça công ty Vietfoods (Bình D°¡ng) ng°ng s£n xu¥t kéo h¡n nía tháng nay do quy Ënh m­p mÝ vÁ an toàn vÇ sinh thñc ph©m. ¢nh: C.T.V
image_printIn bài viết

Sẽ kiểm tra lại toàn bộ vụ việc gây “nguy cơ phá sản”
09/05/2016 09:13 GMT+7
TTO – Vụ “nguy cơ phá sản do quy định mập mờ”, đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết đã yêu cầu kiểm tra toàn bộ vụ việc.
“Nghe đọc bài: Sẽ kiểm tra lại toàn bộ vụ việc gây “nguy cơ phá sản””
Sẽ kiểm tra lại toàn bộ vụ việc gây “nguy cơ phá sản”
Dây chuyền sản xuất của Công ty Vietfoods (Bình Dương) ngưng sản xuất hơn nửa tháng nay do quy định mập mờ về an toàn vệ sinh thực phẩm – Ảnh: CTV
Liên quan đến vụ việc Công ty Vietfoods (Bình Dương) bị Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội lập biên bản xử phạt vì sản phẩm xúc xích có chứa chất sodium nitrate, đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết đã yêu cầu kiểm tra toàn bộ vụ việc.

Sự chậm trễ trong việc xác định sản phẩm có an toàn hay không đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất và khiến người tiêu dùng hoang mang.

“Hơn nửa tháng nay, cuộc sống gia đình chúng tôi bị đảo lộn. Bà con lối xóm, bạn hàng kỳ thị, người tiêu dùng tẩy chay, thậm chí nguyền rủa chúng tôi làm ăn vô đạo đức. Vì vậy, tôi mong mỏi cơ quan chức năng sớm làm rõ

Ông Lưu Minh Sang (chủ cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt – Vietfoods)
Châu Âu vẫn cho phép sử dụng

Trả lời Tuổi Trẻ sau bài viết “Nguy cơ phá sản do quy định mập mờ” (ngày 6-5), ông Nguyễn Thanh Phong – cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – cho biết đã có công văn yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bình Dương báo cáo lại vụ việc, đồng thời gửi toàn bộ công bố chất lượng sản phẩm ra Cục ATTP. Trong trường hợp hồ sơ vẫn chưa đủ, Cục ATTP sẽ cử đoàn vào Bình Dương để thẩm tra toàn bộ vụ việc.

Theo ông Phong, những phụ gia không nằm trong danh mục của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) mà VN áp dụng thì yêu cầu phải có trong danh mục phụ gia của các nước sản xuất phụ gia ấy. Trong trường hợp này, khi áp vào sản phẩm ở VN, cục sẽ xem xét cho phép nếu nước sản xuất phụ gia ấy có cho sử dụng.

Cũng theo ông Phong, hiện Mỹ vẫn cho phép sử dụng sodium nitrate trong thịt ăn ngay không cần qua xử lý nhiệt. Trường hợp xúc xích Vietfoods đang bị yêu cầu tiêu hủy thuộc nhóm dùng ăn ngay thì xem xét cho tiếp tục sử dụng.

“Nếu sản phẩm thuộc nhóm cần phải gia nhiệt, các nước không cho thì VN cũng không cho. Tuy nhiên, hiện do chưa nhận được hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, tôi chưa thể đánh giá đúng sai” – ông Phong nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bình Dương đã gửi văn bản giải trình vụ việc của Công ty Vietfoods với Cục ATTP, Bộ Y tế. Cụ thể, trong công văn ngày 22-4 gửi Cục ATTP nêu rõ Công ty Vietfoods sản xuất theo giấy phù hợp quy định an toàn thực phẩm do đơn vị cấp gồm tám sản phẩm.

Việc cấp giấy này thực hiện khi xem xét chất sodium nitrate nằm trong danh mục chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Văn bản luật trong nước không quy định giới hạn tối đa cho sản phẩm chế biến từ thịt nhưng theo quy định quốc tế, chất này được sử dụng với giới hạn tối đa 300mg/kg.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lưu Minh Sang, chủ cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt – Vietfoods, khẳng định tất cả các sản phẩm xúc xích của công ty đều là xúc xích tươi. Và trong công bố chất lượng sản phẩm với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bình Dương thể hiện rất rõ điều này.

Ý kiến của Cục ATTP trả lời báo Tuổi Trẻ nói rõ: “Châu Âu vẫn cho phép sử dụng phụ gia sodium nitrate trong các sản phẩm có chứa thịt và dùng ăn ngay, trong đó có xúc xích ăn ngay”, đồng nghĩa với cơ sở không vi phạm. Theo quy chuẩn quốc tế, dư lượng sodium nitrate tối đa lên đến 300mg/kg, trong khi kết quả kiểm nghiệm của Vietfoods chỉ trong giới hạn 55-100mg/kg.

Cũng theo ông Sang, đến thời điểm này dây chuyền máy móc cùng hơn 100 công nhân của đơn vị vẫn phải “ngồi chơi xơi nước” vì không biết phải làm sao cho đúng. Không chỉ ngưng sản xuất, những sản phẩm từng phân phối ra thị trường đều bị các đại lý trả về do sợ bị cơ quan chức năng địa phương thu hồi và xử phạt.

Người tiêu dùng 
hoang mang

Chiều 8-5, bà Lê Thị Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM) sau khi đọc hàng loạt thông tin về việc xúc xích của Công ty Vietfoods có chứa chất sodium nitrate đã tìm kiếm sản phẩm thay thế trong bữa ăn. “Thực tế như thế nào tôi không rõ, nhưng cảm thấy không an toàn nên tôi và gia đình không dám tiếp tục sử dụng” – bà Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên khi tìm hiểu trên thị trường, bà Thanh tá hỏa vì nhiều sản phẩm xúc xích nhập từ Ý, Tây Ban Nha, Pháp… đều ghi trên bao bì sản phẩm có sử dụng chất sodium nitrate hay những chất tương tự như kali nitrate (theo quy định đều không sử dụng cho sản phẩm từ thịt – PV).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những sản phẩm xúc xích tươi, thịt heo lát… mà bà Thanh đề cập được một công ty nhập khẩu tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) nhập khẩu từ các nước Pháp, Ý, Tây Ban Nha…, trên bao bì sản phẩm ghi rõ thông tin thành phần phụ gia được sử dụng gồm: sodium nitrate, kali nitrate. Riêng phần nhãn phụ tiếng Việt ghi rõ sản phẩm được nhập khẩu sau khi có các giấy xác nhận đảm bảo an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý cấp.

Ngoài sản phẩm nhập khẩu, ghi nhận trên thị trường sản phẩm xúc xích do doanh nghiệp trong nước sản xuất cũng sử dụng phụ gia này. Cụ thể, sản phẩm xúc xích khô của một công ty sản xuất tại Long An ghi rõ trên bao bì “chất bảo quản: sodium nitrate – 251”. Sản phẩm được sản xuất theo giấy công bố phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Y tế Long An cấp.

Nếu Vietfoods đúng, ai bồi thường thiệt hại?

Theo luật sư Nguyễn Văn Đức – giám đốc Công ty luật Kinh Luân (Đoàn luật sư TP.HCM), vụ việc của Công ty Vietfoods (Bến Cát, Bình Dương) cho thấy doanh nghiệp có dấu hiệu “chết oan” khi Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội có cách hiểu không phù hợp với quy định pháp luật về chất phụ gia sodium nitrade mà cơ sở này đang sử dụng.

Đáng nói hơn là sau khi Chi cục QLTT Hà Nội lập biên bản vi phạm hành chính thì trên một số trang mạng xã hội đăng tải thông tin 100% xúc xích của Vietfoods có chứa chất gây ung thư. Nếu kết luận cuối cùng, sản phẩm Vietfoods an toàn với người dùng thì ai phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này?

“Tôi cho rằng Công ty Vietfoods hoàn toàn có thể khiếu nại Chi cục QLTT Hà Nội, yêu cầu hủy bỏ việc lập biên bản này, đồng thời buộc cải chính công khai, bồi thường thiệt hại” – luật sư Đức nhấn mạnh.
LÊ SƠN – LAN ANH (leson@tuoitre.com.vn)